Con riêng của vợ có được phân chia tài sản khi người chồng đã mất?

Mình có 1 vài câu hỏi mong được giải đáp giúp, câu hỏi mình đặt ra liên quan về việc luật phân chia tài sản kế thừa!!!

1. Con riêng của vợ có được phân chia tài sản khi người chồng đã mất?

2. Cháu nội và ngoại có được nằm trong danh sách được hưởng khi phân chia tài sản kế thừa? ( điều này có bắt buộc hay không)

3. Người có công góp vào tài sản có được phân chia nhiều hơn các thành viên khác không hay là đồng đều nhau?

4. Vợ (đã mất) của người con trưởng chủ hộ có được chia phần hay không? ( tuy đã mất nhưng cũng có đóng góp khá nhiều vào tài sản)

Mong các vị luật sư giải đáp thắc mắc giúp tôi !!! Lời cuối xin chân thành cám ơn sâu sắc

*Căn cứ pháp luật

Bộ luật dân sự 2015

*Nội dung tư vấn

Bộ Luật dân sự 2015 quy định có hai hình thức hưởng thừa kế, là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật.

Trong trường hợp người thừa kế để lại di chúc chia tài sản thừa kế cho cá nhân, tổ chức có quyền hưởng di sản thì cá nhân tổ chức đó được hưởng tài sản thừa kế đó, kể cả con riêng, cháu nội, cháu ngoại, người có công đóng góp ít hay nhiều.

Riêng với trường hợp người đã mất, Điều 613 BLDS 2015 quy định: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tổn tại vào thời điểm mở thừa kế” Do đó, vợ đã mất của người con trưởng chủ hộ sẽ không được hưởng thừa kế, bất kể người đã mất có để lại di chúc chia tài sản cho hay không.

Còn trong trường hợp người đã mất có di sản nhưng không để lại di chúc chia tài sản. Khoản 1 Điều 651 BLDS 2015 quy định:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

  1. Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
  2. Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; […]

Như vậy, con riêng của vợ không nằm trong số những người được hưởng thừa kế theo pháp luật, nên không được chia tài sản khi người chồng chết.

Tiếp đó, cháu nội và cháu ngoại (cháu ruột) nằm trong hàng thừa kế thứ hai, tức là sẽ được chia thừa kế khi hàng thừa kế thứ nhất không còn ai hoặc tất cả những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất từ chối nhận di sản. Mặt khác, nếu cha hoặc mẹ của cháu nội và cháu ngoại là con của người để lại di sản mà chết trước hoặc cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu nội, cháu ngoại được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ được hưởng nếu còn sống, đây là trường hợp thừa kế thế vị quy định tại Điều 652 BLDS 2015.

Khoản 2 Điều 651 BLDS 2015 quy định: “2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau”. Theo đó, không phụ thuộc vào việc đóng góp ít hay nhiều vào tài sản, các thành viên cùng 1 hàng thừa kế thì được chia số tài sản thừa kế bằng nhau.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com