Cho đất bằng miệng năm 2003 thì có hợp lệ không

Hỏi:

Xin chào tất cả mọi người

Mình muốn hỏi 3 vấn đề sau

1. Bà mình có mảnh đất 500m2, bà làm giấy cho chú mình 300m2 đất vào năm 2003, có xác nhận của xã, năm đó chưa có sổ đỏ, nên năm 2004 bà mình làm sổ đỏ đứng tên bà mình 500m2 đó( nghĩa là bà mình không cho nữa). vậy tờ giấy bà mình cho chú đất năm 2003 còn hợp lệ ko ạ.

2. Nếu làm giả giấy tờ cho đất, trong trường hợp trên là chú mình làm giả giấy bà mình cho chú ấy, thì xử lý thế nào3. Hiện tại bố mình đang giữ sổ đỏ của bà ( bà mình đã mất, và sổ đỏ đứng tên bà, bà có 5 người con), nếu bố mình đưa cho chú mình và chú mình xé ra, thì tủ tục làm lại sổ đỏ sẽ như nào

Trả lời:

Câu hỏi 1:

Trường hợp này của bạn ta có thể căn cứ vào điểm b.3 tiểu mục 2.3 của mục 2 phần II Nghị Quyết 02/2004/NQ-HĐTP :

“Đối với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất vi phạm điều kiện được hướng dẫn tại điểm a.4 và điểm a.6 tiểu mục 2.3 mục 2 này, nếu sau khi thực hiện hợp đồng chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng đã trồng cây lâu năm, đã làm nhà kiên cố… và bên chuyển nhượng không phản đối và cũng không bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính theo các quy định của Nhà nước về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai, thì Toà án công nhận hợp đồng. Nếu bên nhận chuyển nhượng chỉ làm nhà trên một phần đất, thì Toà án công nhận phần hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng phần đất có nhà ở và hủy phần hợp đồng đối với diện tích đất còn lại, buộc bên nhận chuyển nhượng giao trả phần đất đó cho bên chuyển nhượng, trừ trường hợp việc giao trả không bảo đảm mục đích sử dụng cho cả hai bên giao kết hợp đồng, đồng thời buộc các bên thanh toán cho nhau phần chênh lệch”

Vì trong này trường hợp nhà bạn thuộc điểm a.6 tiểu mục 2.3 mục 2 : “Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất được lập thành văn bản có chứng nhận của Công chứng nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.”

Ta có thể chia làm 2 trường hợp:

+ Trường hợp 1 chú bạn đã trồng cây lâu năm, làm nhà kiên cố… sinh sống ở đó thì trong trường hợp này 300m2 trên sẽ là đất thuộc chú bạn theo như điểm b.3.

+Trường hợp 2 nếu chú bạn sau khi nhận đất từ bà bạn và không hề xây dựng , trồng cây lâu năm hay không sinh sống thường xuyên ở trên phần đất trên thì mặc nhiên giấy bà bạn cho chú bạn 300m2 trở thành vô hiệu.

Câu hỏi 2

Nếu chú bạn làm giả giấy cho đất thì hợp đồng tặng cho này sẽ bị vô hiệu theo Điều 136 Bộ luật dân sự 1995 cụ thể giao dịch dân sự vô hiệu nếu vi phạm vào một trong các điều kiện sau:

– Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

– Mục đích và nội dung của giao dịch không trái pháp luật, đạo đức xã hội;

– Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện;

– Hình thức giao dịch phù hợp với quy định của pháp luật.

Ngoài ra nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chẳng hạn: Hành vi giả mạo chữ ký của người khác để chiếm đoạt tài sản, tước quyền thừa kế của ngươì khác thì có thể phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; đối với một người có chức vụ, quyền hạn mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện hành vi giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn nhằm mục đích trục lợi thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo trong công tác,…

  • Theo đó ta có thể căn cứ vào điều 139 BLHS năm 1999 để xử lý

“ Điều 139: Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ  sáu tháng đến ba năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một  trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây,  thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Như vậy gia đình bạn có thể báo cơ quan chức năng để xử lý chú bạn theo pháp luật”

Câu hỏi 3: 

Điều 40 Luật công chứng 2014 quy định Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn

“1. Hồ sơ yêu cầu công chứng được lập thành một bộ, gồm các giấy tờ sau đây:

a) Phiếu yêu cầu công chứng, trong đó có thông tin về họ tên, địa chỉ người yêu cầu công chứng, nội dung cần công chứng, danh mục giấy tờ gửi kèm theo; tên tổ chức hành nghề công chứng, họ tên người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng, thời điểm tiếp nhận hồ sơ;

b) Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

c) Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

d) Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

đ) Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.”

Theo quy định, khi làm nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng làm thủ tục khai nhận di sản hoặc thỏa thuận phân chia di sản thì một trong số những loại giấy tờ phải cung cấp đó là bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

Đối với trường hợp gia đình mình đang bị mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) mang tên người đã mất. Theo nguyên tắc chủ sở hữu có quyền yêu cầu cấp lại tuy nhiên chủ sở hữu đã mất. Do đó, để hoàn thành hồ sơ yêu cầu công chứng thì gia đình có thể liên hệ tới UBND quận/ huyện nơi có đất xin xác nhận “ông bà đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cấp ngày… tháng…năm, số ô, số thửa, diện tích, vị trí”. Khi tổ chức hành nghề công chứng nhận đủ hồ sơ chứng minh người chết có tài sản để lại thì họ sẽ giải quyết trường hợp của gia đình.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com