Anh của mẹ đòi chia đất do mẹ để lại đúng hay sai

Hỏi:

Em chào các anh chị luật sư, em nhờ các anh chị tư vấn giùm em về luật dất đai và thừa kế với ạ, chẳng là mẹ em sinh được hai người con gái, khi mẹ em chết, mẹ em không để lại tài sản gì ngoài số đỏ sử dụng đất cho hai chị em, chị em không lấy chồng nhưng sinh được hai con, nay chị em chết thì ông anh trai của mẹ em vào đòi chia đất của mẹ em để lại cho chúng em. Vậy cho em hỏi ông anh trai của mẹ em đòi chia đất là đúng hay sai, và đất của mẹ để lại chia như thế nào mới đúng, em chân thành cảm ơn anh chị!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi, với trường hợp của bạn chúng tôi xin tư vấn như sau.

Theo thông tin bạn chia sẻ thì mẹ bạn để lại sổ đỏ sử dụng đất cho hai chị em bạn, nhưng cần làm rõ là mẹ bạn có để lại di chúc hay không? Và trong di chúc có đề cập đến việc để lại sổ đỏ sử dụng đất cho hai chị em hay không?

Vì vậy chúng tôi xin chia trường hợp của bạn như sau:

Trường hợp 1, mẹ bạn để lại di chúc (di chúc hợp pháp), trong di chúc có đề cập đến việc chỉ để lại sổ đỏ cho hai chị em bạn mà không đề cập đến bác của bạn thì trong trường hợp này hai chị em bạn đương nhiên được nhận thừa kế theo Điều 626 BLDS năm 2015

Trường hợp 2, mẹ bạn để lại di chúc (di chúc hợp pháp), trong di chúc có đề cập đến việc để lại sổ đỏ sử dụng đất cho chị bạn, bạn và bác của bạn. Thì trong trường hợp này, bác bạn sẽ có quyền được nhận thừa kế.

Chỉ trong trường hợp này thì bác bạn mới được quyền đòi chia đất với hai chị em bạn mà thôi.

Trường hợp 3, mẹ bạn không để lại di chúc:

Theo thông tin bạn chia sẻ, mẹ bạn sinh được hai người con là bạn và chị bạn. Vì bạn không đề cập đến bố của bạn nên mình xin chia thành các trường hợp sau đây:

TH 1, bố bạn vẫn còn và trước khi mẹ bạn mất thì vẫn còn quan hệ vợ chồng trên pháp luật, trong trường hợp này hàng thừa kế thứ nhất theo Điều 651 BLDS 2015 bao gồm: bố bạn, chị bạn và bạn

Trong trường hợp này, việc chia tài sản được thực hiện theo Điều 219 BLDS năm 2015:

Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.”

Lúc này, ba người thuộc hàng thừa kế thứ nhất là: bố bạn, chị bạn, bạn sẽ đều có quyền chia mảnh đất, mảnh đất sẽ được trị giá thành tiền để chia cho ba người. TH 2, bố bạn đã mất trước thời điểm mở thừa kế, hoặc đã không còn quan hệ vợ chồng trên pháp luật trước thời điểm mở thừa kế thì hàng thừa kế thứ nhất lúc này bao gồm: chị bạn và bạn. Trong trường hợp này, thì mảnh đất sẽ được chia cho chị bạn và bạn theo Điều 219 BLDS 2015.

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com