Mẫu Đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp là văn bản được người dân viết gửi tới cá nhân, đơn vị có thẩm quyền. Bạn đang thắc mắc, tìm kiếm mẫu để xem đơn có những nội dung gì, căn cứ pháp luật nào và viết ra sao. Xin mời theo dõi bài viết của chúng tôi.

Hướng dẫn viết Đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Những hướng dẫn cơ bản để tự viết Đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp đúng, cập nhật liên tục, đảm bảo pháp lý.

  • Cá nhân, tổ chức nhận đơn là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật chuyên ngành (phần “Kính gửi:…”);
  • Dưới tên đơn là nêu ra nội dung chính của đơn (phần “V/v:…”);
  • Dẫn chiếu các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng, pháp luật có liên quan (phần “Căn cứ:…”);
  • Chủ thể viết Đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp là người có quyền, lợi ích trực tiếp mong muốn giải quyết (phần “Tên tôi là:…”);
  • Các thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ như năm sinh, nơi cư trú, số CMND/CCCD, số điện thoại (phần “Năm sinh:…, CMND/CCCD số:…”);
  • Nội dung đơn là nội dung sự việc cần được giải quyết (phần “Trình bày nội dung:…”);
  • Người viết đơn ký tên ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan (phần “Người viết đơn:…”);
  • Hình thức đơn: Viết tay hoặc đánh máy không bắt buộc theo mẫu;

Mẫu Đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp

Đơn yêu cầu tuyên bố phá sản doanh nghiệp được hiểu là văn bản được cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền (thường là Tòa án) tuyên bố phá sản doanh  nghiệp theo quy định của pháp luật sau quá trình thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp.


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—–o0o—–

………, ngày…. tháng…. năm…..

ĐƠN YÊU CẦU TUYÊN BỐ PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP

(V/v: Tuyên phá sản đối với Công ty………..)

– Căn cứ Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;

– Căn cứ Luật doanh nghiệp năm 2014;

– Căn cứ Luật phá sản năm 2014.

Kính gửi: Tòa án nhân dân huyện (quận, thị xã)………

Họ và tên:……………… Sinh năm:……….

Chứng minh nhân dân số:……………… do CA……….. cấp ngày…./…./……

Địa chỉ thường trú:………………………………….

Địa chỉ cư trú hiện nay:…………………………………..

Số điện thoại liên hệ:…………………..

(Nếu là tổ chức thì trình bày như sau:

Tên công ty:…………………………..

Địa chỉ trụ sở chính:………………………….

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số:……….. do Sở Kế hoạch và đầu tư………… cấp ngày…./…./…….

Hotline:……………. Số Fax (nếu có):……………..

Người đại diện theo pháp luật: Ông…………………… Sinh năm:……..

Chức vụ:………………….

Chứng minh nhân dân số:……………… do CA……….. cấp ngày…./…./……

Căn cứ đại diện: Điều lệ công ty……… năm……)

Là:……….(tư cách yêu cầu, ví dụ: chủ nợ không có bảo đảm,… của công ty…..)

Tôi xin trình bày với Quý cơ quan sự việc  như sau:

………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………

(Trình bày sự việc dẫn tới việc làm đơn yêu cầu)

Căn cứ Khoản 12 Điều 9 Luật phá sản năm 2014:

Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản

12.Quyết định tuyên bố phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.

…”

Và theo quy định tại Điều 79 và Điều 80 Luật phá sản năm 2014:

Điều 79. Điều kiện hợp lệ của Hội nghị chủ nợ

1.Có số chủ nợ tham gia đại diện cho ít nhất 51% tổng số nợ không có bảo đảm.

Chủ nợ không tham gia Hội nghị chủ nợ nhưng có ý kiến bằng văn bản gửi cho Thẩm phán trước ngày tổ chức Hội nghị chủ nợ, trong đó ghi rõ ý kiến về những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 83 của Luật này thì được coi như chủ nợ tham gia Hội nghị chủ nợ.

2.Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản được phân công giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản phải tham gia Hội nghị chủ nợ.

Điều 80. Hoãn Hội nghị chủ nợ

1.Hội nghị chủ nợ được hoãn nếu không đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 79 của Luật này; trường hợp hoãn Hội nghị chủ nợ thì Thẩm phán lập biên bản và ghi ý kiến của người tham gia Hội nghị chủ nợ. Thẩm phán phải thông báo ngay trong ngày hoãn Hội nghị chủ nợ cho người tham gia thủ tục phá sản về việc hoãn Hội nghị chủ nợ.

2.Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoãn Hội nghị chủ nợ, Thẩm phán phải triệu tập lại Hội nghị chủ nợ.

3.Trường hợp triệu tập lại Hội nghị chủ nợ theo quy định tại khoản 2 Điều này mà vẫn không đáp ứng quy định tại Điều 79 của Luật này thì Thẩm phán lập biên bản và quyết định tuyên bố phá sản.

Tôi nhận thấy, đối với trường hợp của Công ty:………………………….

Địa chỉ trụ sở:…………………….

Giấy ĐKDN số:……….. do Sở Kế hoạch và đầu tư…….. cấp ngày…./…./…..

Mã số thuế:…………..

Số điện thoại:………………..

Do Ông:……………….. Chức vụ:………….. làm người đại diện theo pháp luật.

Quý Tòa đã đủ điều kiện để quyết định tuyên bố phá sản công ty……….. Mà không phải chỉ……………….. (trình bày hành vi của chủ thể giải quyết chưa đầy đủ)

Nên, tôi làm đơn này để đề nghị Quý Tòa ra Quyết định tuyên bố phá sản đối với công ty………………. theo quy định của pháp luật. Đảm bảo quyền và lợi ích của tôi cũng như những chủ nợ khác.

Kính xin Quý Tòa xem xét và giải quyết yêu cầu của tôi.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

 

Người làm đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

 

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com