Đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế được người dân viết gửi tới cơ quan chức năng có thẩm quyền, mẫu sẽ có những nội dung gì, xin mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây.
Hướng dẫn làm Đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế
Những hướng dẫn để viết Đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế đúng, cập nhật theo nội dung mới nhất
- Cá nhân, tổ chức nhận đơn là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật
- Chủ thể viết Đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là người có quyền, lợi ích bị xâm phạm
- Các thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ như năm sinh, nơi cư trú, số CMND/CCCD, số điện thoại
- Nội dung đơn là nội dung sự việc cần được giải quyết
- Người viết đơn ký tên ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan
- Hình thức đơn: Viết tay không bắt buộc theo mẫu
Đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế là văn bản được cá nhân, nhóm cá nhân, tổ chức sử dụng để đề nghị chủ thể có thẩm quyền (thường là Tòa án) xem xét giải quyết tranh chấp liên quan tới yêu cầu chia di sản thừa kế khi có căn cứ cho rằng hành vi của chủ thể bị khởi kiện là hành vi vi phạm quy định của pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể làm đơn khởi kiện hoặc các chủ thể có quyền khác.
Mẫu Đơn khởi kiện yêu cầu chia di sản thừa kế
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————————————
…….., ngày…. tháng….. năm…….
ĐƠN KHỞI KIỆN YÊU CẦU CHIA DI SẢN THỪA KẾ
(Về việc yêu cầu chia di sản thừa kế………..)
Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN QUẬN (huyện, thị xã)……….. – THÀNH PHỐ………
(Hoặc chủ thể khác có thẩm quyền)
Tên tôi là:……………………………. Sinh năm:………..
Chứng minh nhân dân số:……………………… do CA……………… cấp ngày…/…./…….
Địa chỉ thường trú:…………………………………..
Nơi cư trú hiện tại:……………………………………
Số điện thoại liên hệ:………………………
(Cùng:
Ông/bà:……………………………. Sinh năm:………..
Chứng minh nhân dân số:……………………… do CA……………… cấp ngày…/…./…….
Địa chỉ thường trú:…………………………………..
Nơi cư trú hiện tại:……………………………………
Số điện thoại liên hệ:………………………)
Kính trình bày với Quý Tòa sự việc sau:
……………………………………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………………………………….
(Phần này bạn trình bày sự kiện liên quan tới tranh chấp phát sinh trong việc phân chia di sản thừa kế, cách giải quyết tranh chấp của các bên trước đó, nếu có, ví dụ:
Tôi là……………. (tư cách làm đơn khởi kiện, ví dụ, người có quyền thừa kế di sản được yêu cầu chia di sản thừa kế)
Ngày…/…./……, Ông/Bà……………………………. Sinh năm:………..
Chứng minh nhân dân số:……………………… do CA……………… cấp ngày…/…./…….
Địa chỉ thường trú:…………………………………..
Mất và để lại di sản gồm:………………………… mà không có di chúc.
Và với quan hệ là con/chồng/vợ/….. của Ông/Bà…………, tôi được xác định là một trong những chủ thể có quyền thừa kế số di sản trên.
Ngoài tôi ra, những đối tượng sau cũng là những chủ thể có quyền thừa kế di sản:
1./Ông/Bà……………………………. Sinh năm:………..
Chứng minh nhân dân số:……………………… do CA……………… cấp ngày…/…./…….
Địa chỉ thường trú:…………………………………..
Nơi cư trú hiện tại:……………………………………
Số điện thoại liên hệ:………………………
2./Ông/Bà……………………………. Sinh năm:………..
Chứng minh nhân dân số:……………………… do CA……………… cấp ngày…/…./…….
Địa chỉ thường trú:…………………………………..
Nơi cư trú hiện tại:……………………………………
Số điện thoại liên hệ:………………………
3./…
Ngày…/…/…., tôi nhận được thông báo của Ông/bà…………. về việc sẽ tổ chức phân chia di sản vào hồi….. ngày…/…./…… tại…………… và đề nghị tôi có mặt tại địa điểm trên đúng thời gian đã nêu trên.
Tuy nhiên, vì lý do…………………., tôi không thể có mặt tại phiên làm việc này và có thông báo trước với những người có quyền thừa kế còn lại và yêu cầu dời ngày tổ chức phân chia di sản.
Ngày…/…./……, tôi có nhận được kết quả của phiên làm việc trên, trong đó, tôi được thừa kế số di sản sau:………………….. (tài sản bằng hiện vật hay tiền mặt/…)
Tuy nhiên, tôi không đồng ý với kết quả phân chia di sản mà Ông/bà……………. để lại.
Do đó, ngày…./…./….. tôi đã yêu cầu Ông/Bà…………….. cùng Ông/Bà……… tổ chức phân chia lại di sản mà Ông/bà……….. để lại dưới sự có mặt của tôi. Tuy nhiên, Ông/Bà…………. không chấp nhận yêu cầu trên của tôi với lý do……………….. do vậy, giữa tôi và Ông/Bà…………… phát sinh mâu thuẫn về việc phân chia di sản mà Ông/bà…………. đã để lại.
Trong thời gian từ ngày…/…./….. đến ngày…./…./…… tôi đã tổ chức nhiều cuộc gặp mặt với Ông/Bà…………. để tìm cách hòa giải mâu thuẫn trên giữa tôi và Ông/Bà………….. nhưng không thành.
Hơn nữa, trong thời gian gần đây, Ông/Bà……………. có hành vi…………… xâm phạm tới quyền và lợi ích hợp pháp của tôi, gây ảnh hưởng tới…………………….)
Căn cứ Điều 656 và Điều 657 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Điều 656. Họp mặt những người thừa kế
1.Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:
a)Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b)Cách thức phân chia di sản.
2.Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.
Điều 657. Người phân chia di sản
1.Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thỏa thuận cử ra.
2.Người phân chia di sản phải chia di sản theo đúng di chúc hoặc đúng thỏa thuận của những người thừa kế theo pháp luật.
3.Người phân chia di sản được hưởng thù lao, nếu người để lại di sản cho phép trong di chúc hoặc những người thừa kế có thỏa thuận.”
Tôi nhận thấy, việc Ông/Bà………….. phân chia di sản của……………. mà không có mặt tôi mặc dù tôi đã thông báo và yêu cầu lùi thời gian phân chia di sản không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của tôi về………….
Căn cứ Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 186. Quyền khởi kiện vụ án
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án (sau đây gọi chung là người khởi kiện) tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.”
Khoản 5 Điều 26 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 26. Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
…
5.Tranh chấp về thừa kế tài sản.
…”
Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:
“Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1.Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a)Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
…”
Tôi nhận thấy tôi có quyền yêu cầu Quý Tòa giải quyết tranh chấp giữa tôi và Ông/bà……………. về việc phân chia di sản mà Ông/Bà…………. để lại.
Do vậy, tôi làm đơn này kính đề nghị Quý Tòa xem xét sự việc trên của tôi và tiến hành giải quyết tranh chấp về việc phân chia di sản thừa kế giữa tôi và Ông/Bà……….. theo đúng quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tôi.
Tôi xin cam đoan những thông tin đã nêu trên là trung thực, đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực, chính xác trên.
Tôi xin trân trọng cảm ơn! Kèm theo đơn này, tôi xin gửi kèm những văn bản, tài liệu sau:…….. (nếu có)
Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên) |
DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191
Tham khảo thêm: