Đơn tố cáo về hành vi đòi tiền của công chức

Đơn tố cáo về hành vi đòi tiền của công chức là văn bản được người dân viết gửi tới cá nhân, đơn vị có thẩm quyền. Bạn đang thắc mắc, tìm kiếm mẫu để xem đơn có những nội dung gì, căn cứ pháp luật nào và viết ra sao. Xin mời theo dõi bài viết của chúng tôi.

Hướng dẫn viết Đơn tố cáo về hành vi đòi tiền của công chức

Những hướng dẫn cơ bản để tự viết Đơn tố cáo về hành vi đòi tiền của công chức đúng, cập nhật liên tục, đảm bảo pháp lý.

  • Cá nhân, tổ chức nhận đơn là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật chuyên ngành (phần “Kính gửi:…”);
  • Dưới tên đơn là nêu ra nội dung chính của đơn (phần “V/v:…”);
  • Dẫn chiếu các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng, pháp luật có liên quan (phần “Căn cứ:…”);
  • Chủ thể viết Đơn tố cáo về hành vi đòi tiền của công chức là người có quyền, lợi ích trực tiếp mong muốn giải quyết (phần “Tên tôi là:…”);
  • Các thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ như năm sinh, nơi cư trú, số CMND/CCCD, số điện thoại (phần “Năm sinh:…, CMND/CCCD số:…”);
  • Nội dung đơn là nội dung sự việc cần được giải quyết (phần “Trình bày nội dung:…”);
  • Người viết đơn ký tên ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan (phần “Người viết đơn:…”);
  • Hình thức đơn: Viết tay hoặc đánh máy không bắt buộc theo mẫu;

Đơn tố cáo về hành vi vòi tiền của công chức được sử dụng trong trường hợp công chức Nhà nước khi xử lý vụ việc cho nhân dân có hành vi vòi tiền, nhũng nhiễu, cố tình làm trái quy định của pháp luật.

Mẫu Đơn tố cáo về hành vi vòi tiền của công chức


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Hà Nội, ngày…..tháng…..năm 2019

ĐƠN TỐ CÁO HÀNH VI VÒI TIỀN

Về việc công chức có hành vi vòi tiền

  • Căn cứ Luật Cán bộ, Công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008;
  • Căn cứ Luật Tố cáo ngày 12 tháng 06 năm 2018;
  • Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 20 tháng 11 năm 2018,

Kính gửi: (tên người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền quản lý công chức đó)……

Tên tôi là: ……………… Sinh ngày………..tháng……..năm………..

Số CMND: …………… Ngày cấp …………. Nơi cấp ………..

Địa chỉ thường trú: …………………………

Hiện đang (làm gì, ở đâu):…………………

Tôi làm đơn này tố cáo hành vi vòi tiền của công chức là:

Anh/chị:………… Sinh ngày……tháng…….năm……

CMND số: ……………… Ngày cấp …….. Nơi cấp………

Làm việc tại cơ quan/tổ chức: ………… Chức vụ:……………

Địa chỉ thường trú: …………………

Tôi xin trình bày nội dung vụ việc như sau:

………………………………………………………

Căn cứ các quy định pháp luật sau:

+ Khoản 2, khoản 3 Điều 8 Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 về Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân:

“2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.

3. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.”

+ Điều 15 Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 về Đạo đức của cán bộ, công chức: “Cán bộ, công chức phải thực hiện cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư trong hoạt động công vụ.”

+ Điều 17 Luật Cán bộ, Công chức năm 2008 về Văn hóa giao tiếp với nhân dân:

“1. Cán bộ, công chức phải gần gũi với nhân dân; có tác phong, thái độ lịch sự, nghiêm túc, khiêm tốn; ngôn ngữ giao tiếp phải chuẩn mực, rõ ràng, mạch lạc.

2. Cán bộ, công chức không được hách dịch, cửa quyền, gây khó khăn, phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.”

+ Khoản k Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 về Hành vi tham nhũng: “k) Nhũng nhiễu vì vụ lợi”

+ Khoản 1 Điều 5 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 về Quyền của công dân trong phòng, chống tham nhũng: “Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật; có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.”

+ Điều 65 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 về Phản ánh, tố cáo và xử lý phản ánh, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng:

“1.Cá nhân, tổ chức có quyền phản ánh về hành vi tham nhũng, cá nhân có quyền tố cáo về hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng phải xem xét, xử lý kịp thời và áp dụng các biện pháp bảo vệ người phản ánh, tố cáo.

3. Việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.

4. Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh về hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiếp công dân.”

+ Điều 72 Luật Phòng, chống tham nhũng về Trách nhiệm của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách:

“1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra tham nhũng của người do mình trực tiếp quản lý, giao nhiệm vụ.

2. Cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm trực tiếp khi để xảy ra tham nhũng trong lĩnh vực công tác và trong đơn vị do mình được giao trực tiếp phụ trách; người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị phải chịu trách nhiệm liên đới.”

Dựa trên các quy định của luật trên đây, tôi viết đơn này đề nghị cơ quan một số vấn đề sau đây:

– Truy cứu trách nhiệm và xử lý…………….

– ………………………………..

Tôi cam kết toàn bộ nội dung trên đây là đúng sự thật. Kính mong quý cơ quan nhanh chóng xem xét và giải quyết.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

 

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ  500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com