Đơn xin rút cổ phần

Đơn xin rút cổ phần là văn bản được người dân viết gửi tới cá nhân, đơn vị có thẩm quyền. Bạn đang thắc mắc, tìm kiếm mẫu để xem đơn có những nội dung gì, căn cứ pháp luật nào và viết ra sao. Xin mời theo dõi bài viết của chúng tôi.

Hướng dẫn viết Đơn xin rút cổ phần

Những hướng dẫn cơ bản để tự viết Đơn xin rút cổ phần đúng, cập nhật liên tục, đảm bảo pháp lý.

  • Cá nhân, tổ chức nhận đơn là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật chuyên ngành (phần “Kính gửi:…”);
  • Dưới tên đơn là nêu ra nội dung chính của đơn (phần “V/v:…”);
  • Dẫn chiếu các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng, pháp luật có liên quan (phần “Căn cứ:…”);
  • Chủ thể viết Đơn xin rút cổ phần là người có quyền, lợi ích trực tiếp mong muốn giải quyết (phần “Tên tôi là:…”);
  • Các thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ như năm sinh, nơi cư trú, số CMND/CCCD, số điện thoại (phần “Năm sinh:…, CMND/CCCD số:…”);
  • Nội dung đơn là nội dung sự việc cần được giải quyết (phần “Trình bày nội dung:…”);
  • Người viết đơn ký tên ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan (phần “Người viết đơn:…”);
  • Hình thức đơn: Viết tay hoặc đánh máy không bắt buộc theo mẫu;

Mẫu Đơn xin rút cổ phần


Rút cổ phần là hoạt động không được phép thực hiện theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành. Theo Khoản 1 Điều 115 Luật doanh nghiệp năm 2014, cổ đông phổ thông không được rút vốn đã góp bằng cổ phần phổ thông ra khỏi công ty dưới mọi hình thức, trừ trường hợp được công ty hoặc người khác mua lại cổ phần. Nếu cổ đông rút một phần hoặc toàn bộ vốn cổ phần đã góp trái với quy định tại khoản này thì cổ đông đó và người có lợi ích liên quan trong công ty phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị cổ phần đã bị rút và các thiệt hại xảy ra.

Từ đó, có thể thấy, nếu cổ đông muốn rút cổ phần thì chỉ có thể thực hiện theo các cách:

– Mua lại cổ phần theo quyết định của công ty theo quy định tại Điều 130 Luật doanh nghiệp năm 2014.

– Mua lại cổ phần theo yêu cầu của cổ đông theo quy định tại Điều 129 Luật doanh nghiệp năm 2014.

– Chuyển nhượng cổ phần theo quy định tại Điều 126 Luật doanh nghiệp năm 2014 và Điều 51 Nghị định 78/2015/NĐ- CP.

Nếu bạn lựa chọn chuyển nhượng cổ phần thì bạn có thể tham khảo mẫu đơn xin chuyển nhượng cổ phần dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do –Hạnh phúc

———–***———-

………….., ngày … tháng … năm …

ĐƠN XIN CHUYỂN NHƯỢNG CỔ PHẦN

  • Căn cứ Luật Doanh nghiệp năm 2014;
  • Căn cứ Nghị định số 78/2015/NĐ-CP;

Kính gửi: Hội đồng quản trị Công ty ……………………………….

Tôi là: …………………………………………………………………. Số sổ: ………………

CMND/CCCD số: ……………………………………………………………………………..

Cấp ngày:……………………………………….Nơi cấp: ……………………………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

Hiện nay, số cổ phần tôi đang quản lý ………………………………….. cổ phần

Căn cứ theo quy định tại Điều 126 Luật Doanh nghiệp năm 2014, nay tôi

chuyển nhượng cho ông/bà …………………………………………… số sổ: ………….

CMND/CCCD số: ……………………………………………………………………………….

Cấp ngày:……………………………………….Nơi cấp: …………………………………….

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………….

Số cổ phần là: ………………………………………………………………… Cổ phần

Giá trị cổ phần là: ……………………………………………………………………………….

(Bằng chữ: ………………………………………………………………………………………. )

Ông (bà) ………………………… được hưởng từ ngày… tháng… năm …

Lý do chuyển nhượng (nếu có): …………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………..

Lưu ý: Cổ đông chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng phải có chứng minh thư nhân dân có thời hạn trong vòng 15 năm trở lại đây.

Vậy, tôi làm đơn này xin Hội đồng Quản trị Công ty xem xét và chấp thuận để tôi được chuyển nhượng ………….cổ phần của tôi cho ông/bà………………………………

Kính mong Hội đồng quản trị tạo điều kiện giúp đỡ tôi để tôi có thể nhanh chóng tiến hành chuyển nhượng.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

 

Chủ tịch HĐQT
(Ký tên và đóng dấu)

Người chuyển nhượng
(Ký ghi rõ họ tên)

Người nhận chuyển nhượng
(Ký ghi rõ tên)

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com