Đơn tố cáo lừa đảo tiền ảo

Đơn tố cáo lừa đảo tiền ảo là văn bản được người dân viết gửi tới cá nhân, đơn vị có thẩm quyền. Bạn đang thắc mắc, tìm kiếm mẫu để xem đơn có những nội dung gì, căn cứ pháp luật nào và viết ra sao. Xin mời theo dõi bài viết của chúng tôi.

Hướng dẫn viết Đơn tố cáo lừa đảo tiền ảo

Những hướng dẫn cơ bản để tự viết Đơn tố cáo lừa đảo tiền ảo đúng, cập nhật liên tục, đảm bảo pháp lý.

  • Cá nhân, tổ chức nhận đơn là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật chuyên ngành (phần “Kính gửi:…”);
  • Dưới tên đơn là nêu ra nội dung chính của đơn (phần “V/v:…”);
  • Dẫn chiếu các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng, pháp luật có liên quan (phần “Căn cứ:…”);
  • Chủ thể viết Đơn tố cáo lừa đảo tiền ảo là người có quyền, lợi ích trực tiếp mong muốn giải quyết (phần “Tên tôi là:…”);
  • Các thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ như năm sinh, nơi cư trú, số CMND/CCCD, số điện thoại (phần “Năm sinh:…, CMND/CCCD số:…”);
  • Nội dung đơn là nội dung sự việc cần được giải quyết (phần “Trình bày nội dung:…”);
  • Người viết đơn ký tên ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan (phần “Người viết đơn:…”);
  • Hình thức đơn: Viết tay hoặc đánh máy không bắt buộc theo mẫu;

Mẫu Đơn tố cáo lừa đảo tiền ảo

Đơn tố cáo lừa đảo tiền ảo được sử dụng trong trường hợp một cá nhân, muốn trình báo cho một cơ quan, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi lừa đảo bằng tiền ảo của một cá nhân, tổ chức cụ thể gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức khác.


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

—–o0o—–

………., ngày….. tháng….. năm……….

ĐƠN TỐ CÁO HÀNH VI LỪA ĐẢO CHIẾM ĐOẠT TÀI SẢN

(V/v: hành vi bằng tiền ảo đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản của đối tượng ………)

Căn cứ Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017

Kính gửi: – Cơ quan điều tra – Công an huyện/quận/……..

Tôi là:………………………………………. sinh ngày…./…./……….

Chứng minh nhân dân số:………………….. cấp ngày…./…./……… tại………………..

Địa chỉ thường trú:…………………………………………………………………….

Nơi ở hiện nay: …………………………………………………………………………..

Tôi xin trình bày sự việc như sau:

(Trình bày rõ nội dung sự việc về hành vi và số tiền chiếm đoạt …)

……………………………

(Ví dụ: Ngày ….. tháng … năm ….., tôi và ông/bà……………… có thỏa thuận với nhau về việc mua bán ……………….. bitcoin (tiền ảo)  trị giá…………. đồng. Ngày….. tháng …. năm…, sau khi tôi thanh toán cho ông/bà ………… theo thỏa thuận nhưng ông/bà ………không thực hiện việc chuyển số tiền ảo theo thỏa thuận cho tôi, tôi có tìm cách liên lạc với ông/bà………….. nhưng không được. Đến nay, đã hơn 1 tháng trôi qua tôi vẫn chưa nhận được bất kỳ thông tin gì từ phía ông/bà …….)

 Căn cứ vào Điều 174 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, xét thấy hành vi của ……………. đã cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định của Bộ luật Hình sự như sau:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) (được bãi bỏ)

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) (được bãi bỏ)

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Cho nên, tôi kính đề nghị quý cơ quan tiến hành các biện pháp xem xét, điều tra và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi chiếm đoạt tài sản của …………… theo quy định pháp luật

Tôi xin cam đoan những gì tôi đã trình bày trên đây là đúng sự thật. Kính mong quý cơ quan nhanh chóng xem xét, giải quyết.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người làm đơn

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> LIÊN HỆ 1900.0191

 

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com