Đơn xin rút khỏi danh sách ứng cử

Đơn xin rút khỏi danh sách ứng cử là văn bản được người dân viết gửi tới cá nhân, đơn vị có thẩm quyền. Bạn đang thắc mắc, tìm kiếm mẫu để xem đơn có những nội dung gì, căn cứ pháp luật nào và viết ra sao. Xin mời theo dõi bài viết của chúng tôi.

Hướng dẫn viết Đơn xin rút khỏi danh sách ứng cử

Những hướng dẫn cơ bản để tự viết Đơn xin rút khỏi danh sách ứng cử đúng, cập nhật liên tục, đảm bảo pháp lý.

  • Cá nhân, tổ chức nhận đơn là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật chuyên ngành (phần “Kính gửi:…”);
  • Dưới tên đơn là nêu ra nội dung chính của đơn (phần “V/v:…”);
  • Dẫn chiếu các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng, pháp luật có liên quan (phần “Căn cứ:…”);
  • Chủ thể viết Đơn xin rút khỏi danh sách ứng cử là người có quyền, lợi ích trực tiếp mong muốn giải quyết (phần “Tên tôi là:…”);
  • Các thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ như năm sinh, nơi cư trú, số CMND/CCCD, số điện thoại (phần “Năm sinh:…, CMND/CCCD số:…”);
  • Nội dung đơn là nội dung sự việc cần được giải quyết (phần “Trình bày nội dung:…”);
  • Người viết đơn ký tên ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan (phần “Người viết đơn:…”);
  • Hình thức đơn: Viết tay hoặc đánh máy không bắt buộc theo mẫu;

1. Mẫu Đơn xin rút ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân

Đơn xin rút ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là văn bản được dùng cho các cá nhân nằm trong danh sách những người được ứng cử vào Hội đồng nhân dân vì một lý do nào đó mà nay muốn rút tên ra khỏi danh sách ứng cử.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do –Hạnh phúc
———–***———-

……., ngày … tháng … năm …

ĐƠN XIN RÚT TÊN ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

Kính gửi: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã/huyện …

Tôi là: ……

Sinh ngày:……….

Dân tộc:…… Giới tính: ……….

CMND/CCCD số: ………….

Cấp ngày:……

Nơi cấp: ……..

Hộ khẩu thường trú: …………

Nơi ở hiện tại: ……..

Điện thoại:………

Email:…………

Tôi làm đơn này xin rút tên khỏi danh sách ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp …….

Lý do: Trình bày cụ thể về lý do xin rút hồ sơ (ví dụ: sức khỏe yếu; gia đình chuyển đi nơi khác sinh sống,…)

Kính mong quý cơ quan tạo điều kiện giúp đỡ tôi để tôi có thể được rút tên khỏi danh sách ứng cử Đại biểu Hội đồng nhân dân.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Để chứng minh những thông tin tôi trình bày ở trên là đúng sự thật, tôi xin gửi kèm theo đơn giấy khám sức khỏe của tôi tại bệnh viện … ngày … tháng … năm … (nếu có).

  Người làm đơn
(Ký và ghi rõ họ tên)

DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191

 

2. Mẫu Đơn xin rút khỏi danh sách ứng cử đại biểu quốc hội

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———–o0o———–

Hà Nội, ngày 13 tháng 01 năm 2020

ĐƠN XIN RÚT KHỎI DANH SÁCH ỨNG CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI

Kính gửi: Ủy ban bầu cử thành phố Hà Nội

– Căn cứ Hiến pháp năm 2013;

– Căn cứ Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015;

Tên:                  ngày sinh:             Giới tính:

CMND số:                        ngày cấp:                 Nơi cấp:

Hộ khẩu thường trú:

Nơi cư trú hiện tại:

Thông tin liên lạc:

Nội dung sự việc trình bày:

Ngày 27/12/2019, tôi có nộp hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV tới Ủy ban và đang chờ ngày tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất tại thành phố. Tuy nhiên, hiện nay do điều kiện công việc thay đổi đáng kể, tôi làm đơn xin rút khỏi danh sách ứng cử vị trí đại biểu Quốc hội của thành phố.

Căn cứ điều 27 Hiến pháp năm 2013:

Điều 27.

Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Căn cứ điểm d, khoản 1, điều 23 Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân năm 2015:

Điều 23. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban bầu cử

1. Trong việc bầu cử đại biểu Quốc hội, Ủy ban bầu cử ở tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

d) Nhận và xem xét hồ sơ của người được tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế ở địa phương giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội và hồ sơ của người tự ứng cử đại biểu Quốc hội tại địa phương; gửi danh sách trích ngang lý lịch, bản sao tiểu sử tóm tắt và bản kê khai tài sản, thu nhập của những người được giới thiệu ứng cử và những người tự ứng cử đại biểu Quốc hội đến Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh để tiến hành hiệp thương; gửi hồ sơ và danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội tại địa phương đến Hội đồng bầu cử quốc gia;

Từ những căn cứ trên, tôi nhận định ứng cử vào Quốc hội là quyền của mỗi công dân đủ hai mươi mốt tuổi trở lên. Do ứng cử không phải là nghĩa vụ nên khi hoàn cảnh công việc cá nhân thay đổi, tôi hoàn toàn có quyền xin rút khỏi danh sách ứng cử. Một trong những nhiệm vụ của Ủy ban bầu cử thành phố Hà Nội là gửi hồ sơ và danh sách người ứng cử đại biểu Quốc hội tại Hà Nội. Vì vậy, kính mong Ủy ban sớm xem xét đơn và đáp ứng nguyện vọng của tôi được rút khỏi danh sách ứng cử đại biểu Quốc hội của thành phố.

Tôi xin cam kết toàn bộ nội dung trên là sự thật. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của toàn bộ nội dung đơn.

Người viết đơn

3. Quy trình, thủ tục rút khỏi danh sách ứng cử

Căn cứ Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015; Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015.

Cụ thể theo khoản 2 Điều 3 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, theo Điều 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định về tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân như sau:

Điều 7. Tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác.

3. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của Hội đồng nhân dân.

4. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm.”

Trích Điều 7 Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015

Sau khi đạt được những tiêu chuẩn như quy định trên, để có tên trong danh sách ứng cử, những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ phải trải qua quá trình các hội nghị hiệp thương. Nội dung của hội nghị hiệp thương là giới thiệu những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân và xem xét điều chỉnh cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử và tự ứng cử. Sau hội nghị hiệp thương lần thứ ba, danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân sẽ được lập.

Cụ thể như sau, hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, lần thứ hai ở cấp xã được quy định cụ thể theo khoản 3 Điều 50; khoản 2 Điều 53 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba được quy định theo khoản 2 Điều 56 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015.

Sau quá trình này nếu anh đủ tiêu chuẩn của đại biểu Hội đồng nhân dân; xác minh và trả lời các vụ việc mà cử tri nêu thì mới có tên trong danh sách những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Điều 58. Danh sách người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân

1. Chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử, Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh phải gửi biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp; Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp xã phải gửi biên bản hội nghị hiệp thương lần thứ ba và danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp.

2. Chậm nhất là 25 ngày trước ngày bầu cử, Ủy ban bầu cử phải lập và công bố danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân theo từng đơn vị bầu cử.

Việc lập danh sách chính thức những người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 57 của Luật này.

3. Số người trong danh sách ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở mỗi đơn vị bầu cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu đã ấn định cho đơn vị bầu cử đó; nếu đơn vị bầu cử được bầu ba đại biểu thì số người trong danh sách ứng cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu ít nhất là hai người; nếu đơn vị bầu cử được bầu từ bốn đại biểu trở lên thì số người trong danh sách ứng cử phải nhiều hơn số lượng đại biểu được bầu ít nhất là ba người. Hội đồng bầu cử quốc gia hướng dẫn đối với trường hợp khuyết người ứng cử vì lý do bất khả kháng.

Trích Điều 58 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015

Nếu có nhu cầu rút khỏi danh sách ứng cử, không phải là các trường hợp bị xóa tên theo quy định tại Điều 60 Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân 2015, thì người ứng cử phải làm Đơn xin rút khỏi danh sách ứng cử chậm nhất là 30 ngày trước ngày bầu cử và gửi Đơn này tới Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp xã, huyện, tỉnh thuộc đơn vị bầu cử của mình. Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh sẽ tiến hành xem xét nội dung đơn và đưa ra quyết định sau cùng.

Trên đây là những hướng dẫn của chúng tôi liên quan đến vấn đề quy trình, thủ tục xin rút khỏi danh sách ứng cử. Hy vọng tài liệu này sẽ hữu ích cho bạn.

Tham khảo thêm:

SOẠN HỢP ĐỒNG, ĐƠN, VĂN BẢN THEO YÊU CẦU CHỈ 500.000đ

--- Gọi ngay 1900.0191 ---

(Tư vấn Miễn phí - Hỗ trợ 24/7)

Công ty Luật LVN - Địa chỉ: Số 16B Nguyễn Thái Học, Yết Kiêu, Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam

Gmail: luatlvn@gmail.com