Đơn xin thay đổi dân tộc là văn bản được người dân viết gửi tới cá nhân, đơn vị có thẩm quyền. Bạn đang thắc mắc, tìm kiếm mẫu để xem đơn có những nội dung gì, căn cứ pháp luật nào và viết ra sao. Xin mời theo dõi bài viết của chúng tôi.
Hướng dẫn viết Đơn xin thay đổi dân tộc
Những hướng dẫn cơ bản để tự viết Đơn xin thay đổi dân tộc đúng, cập nhật liên tục, đảm bảo pháp lý.
- Cá nhân, tổ chức nhận đơn là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật chuyên ngành (phần “Kính gửi:…”);
- Dưới tên đơn là nêu ra nội dung chính của đơn (phần “V/v:…”);
- Dẫn chiếu các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng, pháp luật có liên quan (phần “Căn cứ:…”);
- Chủ thể viết Đơn xin thay đổi dân tộc là người có quyền, lợi ích trực tiếp mong muốn giải quyết (phần “Tên tôi là:…”);
- Các thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ như năm sinh, nơi cư trú, số CMND/CCCD, số điện thoại (phần “Năm sinh:…, CMND/CCCD số:…”);
- Nội dung đơn là nội dung sự việc cần được giải quyết (phần “Trình bày nội dung:…”);
- Người viết đơn ký tên ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan (phần “Người viết đơn:…”);
- Hình thức đơn: Viết tay hoặc đánh máy không bắt buộc theo mẫu;
Mẫu Đơn xin thay đổi dân tộc
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà Nội, ngày…tháng…năm 2019
ĐƠN XIN THAY ĐỔI DÂN TỘC
Kính gửi: Ủy Ban Nhân dân xã A
Căn cứ Bộ luật dân sự 2015;
Căn cứ Luật hộ tịch 2014;
Tên tôi là:
Ngày sinh:../…/….
Dân tộc: Mường Tôn giáo: Không
CMND/ CCCD:……………………… Ngày cấp:…/…./…. Nơi cấp:…..
Hộ khẩu thường trú :……….
Chỗ ở hiện nay:…………….
Điện thoại liên hệ:………….
Tôi là dân tộc Mường và chồng tôi là Nguyễn Văn A dân tộc Kinh. Chúng tôi kết hôn và sinh con vào năm 2010. Đến nay cháu đã được 9 tuổi và từ đó đến nay vợ chồng tôi đăng ký xác định dân tộc Kinh theo dân tộc của bố đứa bé. Tuy nhiên, theo bàn bạc, thỏa thuận từ gia đình chúng tôi muốn thay xác định lại dân tộc cho con trai theo dân tộc Mường giống tôi để được hưởng một số ưu đãi cũng như các trợ cấp xã hội vì hoàn cảnh gia đình tôi rất khó khăn.
Dựa vào Khoản 1 Điều 29 Bộ luật Dân sự 2015, cá nhân có quyền xác định lại dân tộc: “1. Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình”. Điểm a Khoản 3 Điều 29 thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định lại dân tộc trong trường hợp “a) Xác định lại theo dân tộc của cha đẻ hoặc mẹ đẻ trong trường hợp cha đẻ, mẹ đẻ thuộc hai dân tộc khác nhau”.
Bên cạnh đó, căn cứ theo Khoản 3 Điều 46 Luật hộ tịch 2014 quy định Thẩm quyền đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc:
“Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.”
Tôi kính đề nghị cán bộ phòng tư pháp xã tiếp nhận đơn thay đổi dân tộc cho con trai tôi để cháu có thể thuận tiện trong quá trình học tập.
Tôi kính mong quý cơ quan nhanh chóng xem xét, giải quyết sự việc.
Tôi xin chân thành cảm ơn! |
Người làm đơn ( Ký và ghi rõ họ tên) |
DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191
Tham khảo thêm: