Đơn xin nhận lại con bỏ rơi là văn bản được người dân viết gửi tới cá nhân, đơn vị có thẩm quyền. Bạn đang thắc mắc, tìm kiếm mẫu để xem đơn có những nội dung gì, căn cứ pháp luật nào và viết ra sao. Xin mời theo dõi bài viết của chúng tôi.
Hướng dẫn viết Đơn xin nhận lại con bỏ rơi
Những hướng dẫn cơ bản để tự viết Đơn xin nhận lại con bỏ rơi đúng, cập nhật liên tục, đảm bảo pháp lý.
- Cá nhân, tổ chức nhận đơn là cá nhân, tổ chức có thẩm quyền theo quy định pháp luật chuyên ngành (phần “Kính gửi:…”);
- Dưới tên đơn là nêu ra nội dung chính của đơn (phần “V/v:…”);
- Dẫn chiếu các văn bản, thỏa thuận, hợp đồng, pháp luật có liên quan (phần “Căn cứ:…”);
- Chủ thể viết Đơn xin nhận lại con bỏ rơi là người có quyền, lợi ích trực tiếp mong muốn giải quyết (phần “Tên tôi là:…”);
- Các thông tin của người viết đơn cần được điền đầy đủ như năm sinh, nơi cư trú, số CMND/CCCD, số điện thoại (phần “Năm sinh:…, CMND/CCCD số:…”);
- Nội dung đơn là nội dung sự việc cần được giải quyết (phần “Trình bày nội dung:…”);
- Người viết đơn ký tên ở cuối đơn kèm theo lời cam đoan (phần “Người viết đơn:…”);
- Hình thức đơn: Viết tay hoặc đánh máy không bắt buộc theo mẫu;
Mẫu Đơn xin nhận lại con bỏ rơi
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Hà nội, ngày 22 tháng 08 năm 2019
ĐƠN XIN NHẬN LẠI CON BỊ BỎ RƠI
- Căn cứ Luật Hộ tịch số 60/2014/QH13 ngày 20 tháng 11 năm 2014
- Căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13 ngày 19/06/2014
- Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của luật hộ tịch và nghị định số 123/2015/nđ-cp ngày 15 tháng 11 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch
Kính gửi: Ủy ban nhân dân Thị trấn Hát Lót
Tôi tên là: Nguyễn Văn A Sinh năm: 05/02/1990
Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam
Số CMND: 051005590 cấp ngày 30/09/2010 tại Sơn La
Hộ khẩu thường trú: Tiểu khu 2, TT Hát Lót, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La
Năm 2012 vợ chồng tôi có sinh được một cháu bé tại bệnh viện đa khoa huyện Mai Sơn sau đó bị thất lạc. Đến nay chúng tôi đã tìm thấy cháu và qua các giấy tờ tùy thân của cháu cũng như việc xét nghiệm AND đã chứng minh được cháu là con chung của tôi và vợ.
Cháu tên là Nguyễn Văn B; sinh năm 2012, giới tính: nam; dân tộc: kinh; quốc tịch: Việt Nam; hiện đang sinh sống tại trại trẻ mồ côi của tỉnh Sơn La.
Căn cứ:
- Điều 25 Luật hộ tịch năm 2014
“Điều 25. Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con
- Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.”
- Khoản 1 Điều 91 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
“Điều 91. Quyền nhận con
- Cha, mẹ có quyền nhận con, kể cả trong trường hợp con đã chết”
Dựa trên quy định của pháp luật hiện hành thì tôi hoàn toàn đủ điều kiện để nhận cháu Nguyễn Văn B là con. Theo đó, tôi kính mong cơ quan tạo điều kiện xác nhận mối quan hệ cha con giữa tôi và cháu Nguyễn Văn B để tôi có thể đón cháu về nhà chăm sóc và nuôi dạy làm tròn nghĩa vụ của người cha sau một thời gian dài bị thất lạc cháu.
Mong quý cơ quan xem xét và thực hiện. Tôi trân trọng cảm ơn!
Người làm đơn
DỊCH VỤ SOẠN THẢO ĐƠN, HỢP ĐỒNG, CÔNG VĂN CHỈ 500 NGÀN ĐỒNG -> GỌI NGAY 1900.0191
Tham khảo thêm: