Hợp đồng nguyên tắc là dạng hợp đồng cơ bản, tiền đề cho các hợp đồng nội dung cụ thể sau này. Để phân biệt đâu là Hợp đồng nguyên tắc đâu không phải, chúng ta có thể dựa vào một số nhưng không giới hạn các tiêu chí sau:
Đặc điểm phân biệt của Hợp đồng nguyên tắc là:
– Tên Hợp đồng; Căn cứ ký kết và từ ngữ sử dụng trong Hợp đồng;
– Được hình thành dưới hình thức văn bản và ít được sửa đổi, bổ sung. Bởi hợp đồng quy định những vấn đề mang tính nguyên tắc, tôn chỉ hoạt động giữa các bên nên cần thiết phải lập thành văn bản và có con dấu của các bên. Xem xét về bản chất của nguyên tắc, hợp đồng nguyên tắc ít hoặc không có sửa đổi, bổ sung.
– Nội dung chỉ quy định chung chung, một số điều khoản liên quan đến hàng hoá/dịch vụ cụ thể thì được dẫn chiếu tới một văn bản khác (hợp đồng chính, phụ lục hợp đồng, đơn đặt hàng,…).
– Các điều khoản cơ bản bao gồm: thông tin về các bên chủ thể, nguyên tắc chung, đối tượng hợp đồng, giá trị hợp đồng, phương thức thanh toán, quyền và nghĩa vụ các bên, bồi thương thiệt hại và phạt vi phạm hợp đồng, phương thức giải quyết tranh chấp.
Vậy Có thể coi hợp đồng nguyên tắc là HĐ kinh tế và có thể thay thế HĐ kinh tế không?
Thông thường là CÓ.
Bởi lẽ, Hợp đồng nguyên tắc được lập trước thời điểm xảy ra các giao dịch về sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ,… Trường hợp phát sinh giao dịch mà các bên lại không lập Hợp đồng kinh tế cho giao dịch cụ thể đó thì Hợp đồng nguyên tắc đã được ký kết mặc nhiên đóng vai trò như “Hợp đồng kinh tế” và mang tính ràng buộc, áp dụng các bên tham gia. Tuy nhiên, bởi tính chất sơ lược của dạng hợp đồng này, việc áp dụng và xử lý tranh chấp giữa các bên căn cứ vào đây sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro.